Hướng dẫn quy trình thi công để làm nền bê tông mài Liquid

ảnh thi công mài nền hoàn thiệnn

Theo chia sẻ từ đơn vị thi công sàn bê tông HẢI NAM có sử dụng hóa chất tăng cứng HTS HARD+chất phủ bóng HTS FINISH+, về hướng dẫn quy trình các bước thi công để làm nền bê tông mài Liquid. Các yêu cầu, công đoạn mài nền và những lưu ý rất đơn giản và hiệu quả nhất.

I.  Các yêu cầu trình tự cần thực hiện với nền mới

  • Lấy mốc cos định sẵn
  • Đổ bê tông thương phẩm cào cán gạt phẳng (dùng máy cán thước hoặc cán tay tùy đơn vị và trường hợp áp dụng) chờ se mặt để xoa nền bằng máy (tùy độ dày và chất lượng bê tông để căn thời gian chờ) thông thường 30p – 1h có thể đưa máy lên
  • Xoa nền bằng máy: xoa bằng mâm trước sau đó xoa bằng cánh, đội xoa nền cần căn thời gian thích hợp tránh xoa bị cháy do khô hoặc để lại vết cánh.
  • Xử lý vuốt các vị trí góc mép mà máy xoa không vào tới được.
  • Bảo dưỡng nền bằng cách trải nilon hoặc phun nước bảo dưỡng ngày 2 lần trong 14 ngày

đầu tiên.

  • Cắt khe co giãn nền (joint) sau 2 ngày nếu có áp dụng
  • Cuối cùng là bảo vệ nền nếu tiếp tục thi công các hạng mục khác có nguy cơ bị ảnh hưởng như trầy xước, vỡ, rỗ…để khi tới phần mài nền hoàn thiện được tốt nhất.

II.  Công đoạn mài nền hoàn thiện – Mài bóng liquid hardener/ Công ty Hải Nam thực hiện

Sau khi các công đoạn liên quan tới bê tông và làm mặt xong thì tiến hành mài bóng nền Liquid hardener hoàn thiện, thông thường sau 14 ngày, có thể đẩy sớm hơn tùy tình hình thực tế (phần việc thuộc về đội thi công mài liquid Hải Nam) có thể mài bóng hoàn thiện các cách và các cấp bóng khác nhau tùy vào mong muốn của chủ đầu tư theo quy trình sau:

Quy trình 16 công đoạn mài nền

  • Bước 1: – Mài cắt mặt hiện trạng bằng phíp mài hợp kim #16 grits hoặc #30 grits (mài 2 lượt) lưu ý  lộ cốt liệu (lộ đá) sàn không muốn lộ đá hoặc có dùng bột chapduar không mài 2 đầu số này.
  • Bước 3: – Mài xóa xước sâu của hợp kim #30 bằng hợp kim #60 grits (2 lượt)
  • Bước 3: – Mài nhẵn bằng hợp kim # 120 grits (2 lượt)
  • Bước 4: – Mài xóa xước của phíp mài hợp kim bằng phíp mài nhựa từ đầu số #50 grits (2 lượt)
  • Bước 5:– Mài xóa xước của phíp mài nhựa #50 grits grits bằng phíp mài nhựa #100 grits (2 lượt)
  • Bước 6: – Mài mịn mặt tạo đường dẫn mao mạch bằng phíp mài nhựa đầu số #200 grits (mài 2 lượt).
  • Bước 7: – Vệ sinh phủ hóa chất HTS®HARD+ (lần 1) giúp tăng cứng chống bụi
  • Bước 8: – Mài bóng cấp Silver sử dụng phíp mài đầu số #400 grits (mài 2 lượt)
  • Bước 9: – Vệ sinh phủ hóa chất HTS®HARD+ (lần 2)
  • Bước 10: – Mài bóng cấp Golden sử dụng phíp mài # 800 grits (mài 2 lượt)
  • Bước 11: – Mài bóng cấp Diamond sử dụng phíp mài # 1500 grit (mài 2 lượt)
  • Bước 12: – Mài bóng cấp Platinum sử dụng phíp mài # 3000 grit (mài 2 lượt)
  • Bước 13: – Vệ sinh phủ HTS®FINISH+ (lần 1) giúp bảo vệ, tăng cường độ bóng cứng trên bề mặt.
  • Bước 14: – Đánh bóng bằng máy gắn pad nỉ tốc độ cao
  • Bước 15: – Phủ HTS® FINISH+ (lần 2)
  • Bước 16: – Đánh bóng bằng máy gắn pad nỉ tốc độ cao

III.   Các vấn đề cần lưu ý thêm – ảnh hoàn thiện minh họa

  • Mác bê tông tối thiểu 250 trở lên, độ dày tối thiểu 5cm
  • Bảo dưỡng đúng cách và đầy đủ để đảm bảo tuổi thọ cũng như các vấn đề như dạn nứt, không đồng đều màu….
  • Nền nếu sử dụng bột màu chapduar thì rắc lúc cán bê tông,với trường hợp này thì sau mài nền sẽ không lộ đá.
  • Nếu muốn nền lộ đá và các loại đá khác nhau có thể rắc thêm đá trên bề mặt lúc cán bê tông rồi sau đó mới xoa bằng máy. Vd rắc thêm đá thạch anh, đá cuội hoặc trộn trực tiếp…

ảnh thi công mài nền hoàn thiệnn

  • Các bước mài và sử dụng phíp mài cần chuyển số đúng cách, hóa chất Liquid hardener áp dụng cần đúng liều lượng và phù hợp với thực tế chất lượng bê tông. Khuyến nghị dùng sản phẩm HTSchem (HTS Hard+HTS Finish +) vì có thể áp dụng được trên nhiều nền bê tông khác nhau, không bị tối màu nền, độ cứng và bóng cao…

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ qua số hotline để được tư vấn nhiều hơn!

Gọi điện thoại
0986.575.335
Chat Zalo