Chống nứt sàn bê tông và các cách xử lý vết nứt bê tông sàn

Chống nứt sàn bê tông và các cách xử lý vết nứt bê tông sàn

Hiện tượng nứt gãy bê tông xuất hiện trên sàn bê tông, tường gạch hay trần nhà do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các vết nứt gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn, chất lượng và thời hạn sử dụng của công trình cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Vậy làm thế nào để chống nứt sàn bê tông? Cùng HTS CHEM tìm hiểu các cách xử lý vết nứt bê tông sàn trong nội dung dưới đây.

Nguyên nhân gây ra các vết nứt bê tông

Vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép xảy ra do nhiều nguyên nhân như do tác động của lực hoặc do ứng suất nhiệt và ứng suất co ngót.

Nguyên nhân gây nứt sàn bê tông
Nguyên nhân gây nứt sàn bê tông
  • Nứt sàn bê tông do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều,…
  • Nứt do bê tông: do tác động của ngoại lực tác động hoặc sử dụng các phụ gia không tương thích với các vật liệu trộn bê tông. Ngoài ra, quá trình thi công kém, bảo dưỡng chưa tốt cũng khiến sàn bị nứt.
  • Nứt do cốt thép không đảm bảo chất lượng.
  • Nứt do phần móng bị sụt lún.

Hiện tượng nứt gãy bê tông khiến công trình chậm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng dẫn tới tăng chi phí, kéo dài tiến độ mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Với các hạng mục công trình lớn, đặc thù và trọng điểm cần đánh giá hiện trạng, chốt phương án xử lý tối ưu để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.

Các biện pháp chống nứt bê tông

Giảm hàm lượng nước trong bê tông

Khi có sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm bê tông sẽ giãn nở hoặc co lại. Hiện tượng co rút chính là nguyên nhân gây ra các vết nứt bê tông. Theo các chuyên gia, tỉ lệ nước/ xi măng không được vượt quá 0.5 sẽ làm nước ít bay hơi, do đó bê tông ít co rút hơn.

Biện pháp chống nứt sàn bê tông
Biện pháp chống nứt sàn bê tông

Trộn cấp phối bê tông đúng và sử dụng vật liệu chất lượng

Bê tông phải được thiết kế cấp phối đúng và trộn theo đúng tỉ lệ. Nếu sử dụng quá ít xi măng, thì gần như chắc chắn sẽ xuất hiện các vết nứt. Sử dụng quá nhiều nước sẽ làm cho bê tông yếu đi, dễ xảy ra tình trạng nứt bê tông.

Việc sử dụng cốt liệu chất lượng tốt để trộn bê tông cũng giúp giảm hiện tượng co ngót giúp chống nứt bề mặt bê tông sàn.

Hoàn thiện bề mặt bê tông

Để hạn chế nứt bê tông, cần xoa mặt bê tông cũng như tránh đầm dùi quá mức trong quá trình đổ bê tông.

Xoa mặt sẽ giúp dẫn nước trở lại bê tông.Từ đó giảm bớt tình trạng nứt gãy bề mặt.

Bảo dưỡng bê tông đúng cách

Ngay sau khi bề mặt bê tông khô ráo sau quá trình xoa mặt, chúng ta cần có biện pháp giữ ẩm bê tông. Có thể phủ lên bề mặt bằng các tấm thảm ngâm nước, hoặc xây gờ xung quang sàn, rồi dẫn nước vào ngâm sàn bê tông. Thời gian bảo dưỡng ít nhất phải được 3 ngày. Trong thời gian này, cần đảm bảo cho bề mặt bê tông luôn luôn được giữ ẩm.

Cách xử lý vết nứt bê tông sàn

Xác định rõ các nguyên nhân gây nứt sẽ giúp lựa chọn được đúng giải pháp chống nứt sàn bê tông và xử lý triệt để hiện tưởng nứt gãy.

Cách xử lý vết nứt bê tông
Cách xử lý vết nứt bê tông

Sử dụng sơn Epoxy

Phương pháp sử dụng sơn sàn epoxy được áp dụng với các vết nứt nhỏ, bề rộng từ 0,5mm. Cách này thường được xử lý nứt trong các tòa nhà, tầng hầm, cầu, đập hoặc các kết cấu bê tông khác. Việc tiêm sơn epoxy đòi hỏi kỹ thuật có tay nghề cao để đảm bảo xử lý triệt để vết nứt. 

Xẻ rãnh và bít vết nứt

Cách này được sử dụng trong các điều kiện yêu cầu sửa chữa khắc phục bề mặt bê tông, nơi mà kết cấu sàn bê tông không cần phải gia cố khả năng chịu lực.

Xẻ rãnh và bít vết nứt là một kỹ thuật phổ biến để xử lý vết nứt bê tông. Kỹ thuật này được sử dụng để xử lý cả vết nứt nhỏ và lớn bị cô lập. Cách áp dụng hiệu quả là chống thấm bằng việc hàn kín các vết nứt trên bề mặt, ở những nơi có nước hoặc nơi có áp lực thủy tĩnh. Cách xử lý này làm giảm khả năng nước tiếp xúc với cốt thép, hay nước đi xuyên qua bê tông, gây ra các vết ố bẩn bề mặt và các vấn đề khác.

Quy trình thi công gồm: chuẩn bị một rãnh ở bề mặt bê tông với chiều sâu từ 6 đến 25mm. Có thể dùng máy cắt bê tông, dụng cụ cầm tay, dụng cụ khí nén. Các rãnh được làm sạch bằng cách thổi khí, phun cát hoặc phun nước và sấy khô. Chất bịt kín sealant được chèn vào rãnh khô, sau đó đông cứng lại, bám dính với bê tông.

Khâu vết nứt bê tông

Quá trình khâu vết nứt bê tông bao gồm: khoan lỗ trên cả 2 bên của vết nứt, sau đó gắn các chốt kim loại dạng chữ U có chân ngắn, kéo dài theo vết nứt.

Phương pháp này có thể được sử dụng với yêu cầu: độ bền kéo của kết cấu phải được phục hồi trên các vết nứt ở vị trí chịu lực chính.

Phương pháp làm đầy trọng lực

Các vết nứt có bề rộng bề mặt từ 0.03 đến 2 mm thường được các vật liệu gốc nhựa có độ nhớt bịt kín được gọi là cách làm đầy trọng lực.

Quy trình điển hình là làm sạch bề mặt bê tông bằng cách thổi khí hoặc phun nước. Bề mặt ướt phải được để khô trong một vài ngày, để có được hiệu quả xử làm đầy vết nứt tốt nhất.

Việc sấy khô sau khi phun nước có thể có hiệu quả làm sạch cao và chuẩn bị tốt cho các vết nứt. Hiệu quả của việc lấp đầy vết nứt có thể được đo thông qua độ sâu mà vật liệu bịt kín thâm nhập vào kết cấu.

Trên đây là các cách chống nứt sàn bê tông và phương pháp xử lý vết nứt bê tông sàn do HTS CHEM tổng hợp. Người ta thường nói phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, do đó lựa chọn biện pháp thi công, chống nứt ngay từ đầu sẽ giúp công trình đạt chất lượng cao, tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo sự an toàn.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối hóa chất công nghiệp như: sơn sàn epoxy, hóa chất tăng cứng sàn, hóa chất phủ bóng sàn bê tông,… HTS Việt Nam là đơn vị uy tín được nhiều khách hàng, đối tác đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.

Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Đầu tư xây dựng HTS Việt Nam

Website: https://htschem.vn

Hotline: 0985503232

Địa chỉ:  Số 08, tổ 11, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội

Gọi điện thoại
0986.575.335
Chat Zalo