Quy trình mài đánh bóng sàn bê tông chuẩn kỹ thuật

Quy trình mài đánh bóng sàn bê tông chuẩn kỹ thuật

Mài bóng sàn bê tông là một quy trình gồm nhiều bước đòi hỏi phải sử dụng các công cụ và thiết bị phù hợp, cùng sự khéo léo của người thọ thi công giúp mang lại kết quả chất lượng cao nhất. Trong bài viết này, HTS CHEM sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình mài đánh bóng sàn bê tông sơ bộ để các bạn có thể tham khảo các bước chính trong thi công mài sàn, đánh bóng nền bê tông.

Giới thiệu về mài sàn bê tông

Mài sàn, đánh bóng sàn bê tông thường sử dụng các máy mài chuyên dụng được trang bị các tấm pad kim cương đế kim loại để mài bề mặt nền bê tông đạt đến độ bóng, mịn mong muốn.

Sàn bê tông được thi công mài bóng
Sàn bê tông được thi công mài bóng

Trong quy trình mài đánh bóng sàn bê tông là sử dụng các pad có độ mịn khác nhau (được gọi là độ grit: kích thước hạt của đế đánh bóng). Những tấm pad đánh bóng có độ grit khác nhau từ: #16, #32, #50, #80, #100, #200, #400, #800, #1500, #3000. Kết thúc với những pad #1500 grits trở lên để bề mặt đạt độ sáng bóng cần thiết.

Mài sàn bê tông được thực hiện theo 2 phương pháp là: mài ướt hoặc mài khô:

  • Mài sàn bê tông khô là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp hiện nay vì có nhiều ưu điểm nổi bật như nhanh chóng, tiện lợi, thân thiện với môi trường.
  • Đánh bóng ướt sử dụng nước để làm mát đĩa mài mòn kim cương và loại bỏ bụi mài. Tuy nhiên phương pháp này tạo ra một lượng lớn bùn xi măng và công việc xử lý chúng khó khăn hơn.

Quy trình mài bóng bê tông chuẩn kỹ thuật

Quy trình mài bê tông đúng chuẩn là một quy trình được thực hiện theo những công đoạn, thứ tự và trình tự nhất định. Qua đó khiến công việc thi công đánh bóng sàn bê tông trở nên dễ dàng, đáp ứng nhu cầu và hiệu quả cao. Quy trình mài đánh bóng sàn bê tông thường được chia thành 5 bước chính sau:

Bước 1: Mài phẳng mặt sàn bê tông, xử lý các vết lồi lõm, khuyết điểm trên bề mặt.

Bước 2: Mài tạo độ nhẵn cho sàn bê tông.

Bước 3: Thi công tăng cứng bằng hoá chất tăng cứng sàn bê tông

Bước 4: Tiến hành đánh bóng sàn bê tông, có thể dùng hóa chất phủ bóng sàn bê tông để bề mặt trơn bóng, tính thẩm mỹ cao hơn.

Bước 5: Kiểm tra, xử lý, khắc phục những điểm chưa được hoàn thiện của công trình và tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng.

Việc thi công đánh bóng sàn bê tông được diễn ra như thế nào?

Bước 1: Xác định sàn bê tông cần mài là lộ cốt liệu hay mài bóng cát

Mài lộ cốt liệu

-Là hình thức mài lộ ra các chi tiết như đá, sỏi bên trong bê tông, kết hợp với làm bóng sàn để có một bề mặt nền bê tông đẹp một cách tự nhiên.

-Nếu là nền bê tông mới đổ, mài với đầu số #30 grits để mài làm lộ cốt liệu, lộ sỏi ẩn bên trong.

-Nếu là sàn bê tông đã cũ, lồi lõm sử dụng mài sàn thép đầu số 16#. Sau đó sử dụng đầu số 30# để làm phẳng lại cho bề mặt nền bê tông trước khi mài mịn nền bê tông ở các bước tiếp theo.

Mài lộ cát

-Mài lộ cát chỉ cần 1 thao tác duy nhất đó là sử dụng loại đĩa mài có đầu số #30 grits để phá bỏ một lớp trên bề mặt, cũng như làm phẳng sơ bộ cho đề mặt để tiến hành mài mịn ở các bước sau.

Bước 2: Xóa các vết xước lớn

Sử dụng các loại máy mài sàn công nghiệp cỡ lớn, tốc độ cao để mài mịn và xóa đi các vết xước do bước 1 tạo ra. Bước này cũng làm giảm đi độ hao mòn của các đĩa mài mịn tiếp theo, giúp sàn thêm bóng sáng và tiết kiệm đĩa mài.

Bước 3: Mài mịn bề mặt sàn bê tông

Mài mịn sàn bê tông bằng các đĩa mài có đầu số lớn hơn đĩa mài có đầu số 100#, 150# và 200# 250#.

Để hiệu quả thi công được tối ưu nhất và làm giảm thiểu lượng bủi bẩn thải ra, nên mài kết hợp với nước.

Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông trước phủ hoá chất

-Sử dụng máy hút bụi hút nước công nghiệp cỡ lớn, thu gom, hút tất cả các bụi bẩn, nước dơ thải ra trên bề mặt sàn trong quá trình thi công.

-Thu gom tất cả các vật dụng, vật liệu thi công trên bề mặt sàn để tiến hành phủ hoá chất lên bề mặt nền bê tông trong bước tiếp theo.

Bước 5: Phun hoá chất tăng cứng Hardener Liquid

Phun một lớp hoá chất tăng cứng vừa đủ lên bề mặt sàn bê tông. Với hoá chất tăng cứng sàn HTS Liquid Hardener chúng ta có mức định sử dụng là 6m2/lít, thời gian khô 30 phút – 1 tiếng.

Hóa chất tăng cứng sàn bê tông HTS HARDENER LIQUID
Hóa chất tăng cứng sàn bê tông HTS HARDENER LIQUID

Bước 6: Tiến hành đánh bóng sàn bê tông

Bước đánh bóng sàn bê tông là một bước đơn giản, cần phải tiến hành mài khô. Nên kết hợp với các loại hoá chất đánh bóng sàn bê tông của HTS CHEM cùng máy đánh bóng sàn để có thể làm tăng thêm độ bóng cho bề mặt sàn trong quá trình đánh bóng.

Những lưu ý khi thi công mài đánh bóng sàn bê tông

  • Kiểm tra độ phẳng của mặt sàn bê tông. Nhận biết được đặc điểm của bề mặt sàn và lên kế hoạch thi công trước khi tiến hành thi công theo quy trình.
  • Cần tìm hiểu những công việc thi công khác của công trình như: phun sơn nước lên tường, phun sơn bột bả để không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình.
  • Thận trọng trong quá trình thi công và thi công theo đúng quy trình để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối sơn và hóa chất công nghiệp như: sơn chống nóng, sơn chống rỉ sét, sơn sàn epoxy, hóa chất tăng cứng sàn, hóa chất phủ bóng sàn bê tông,… HTS Việt Nam là đơn vị uy tín được nhiều khách hàng, đối tác đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.

Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Đầu tư xây dựng HTS Việt Nam

Website: https://htschem.vn

Hotline: 0985503232

Địa chỉ:  Số 08, tổ 11, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội

Gọi điện thoại
0986.575.335
Chat Zalo